Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo

Thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030

Thứ ba - 20/06/2023 09:39
Thực hiện Kế hoạch theo văn bản số 2139/KH-UBND ngày 25/5/2023 của UBND tỉnh Điện Biên về triển khai thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTg. Ủy ban nhân dân huyện Tuần Giáo đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện đồng bộ và nghiêm túc Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Tuần Giáo.
- Thực hiện nhiệm vụ được giao trong phạm vi, chức năng quản lý trên địa bàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Yêu cầu
- Phát huy hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội đặc thù, phù họp với thực tiễn của huyện Tuần Giáo.
- Thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Chính sách xã hội. Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đ năng lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tuần Giáo theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn và các nhiệm vụ được cấp trên giao, phát huy vai trò tích cực trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo việc làm, an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
2. Mục tiêu cụ thể
- Thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù cùa Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Đảm bảo nguồn lực để thực hiện các chương trình, tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ hàng năm đạt khoảng 10%. Cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động tại địa phương và các nguồn vốn nhận tài trợ, nhận ủy thác đầu tư.
- Thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội được Chính phủ giao và các chương trình nhận ủy thác của địa phương. Đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.
- Tỷ lệ nợ quá hạn các chương trình tín dụng chính sách xã hội dưới 0,2% tổng dư nợ.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hàng năm ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác tăng từ 10%.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ tác nghiệp của Ngân hàng Chính sách xã hội, cán bộ kiêm nhiệm, phối hợp thực hiện tín dụng chính sách xã hội có năng lực chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kỹ năng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, kế hoạch chuyển đổi số của Ngân hàng Chính sách xã hội. Triển khai đầy đủ các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Phát huy có hiệu quả hoạt động kiểm tra, rà soát và phân tích, cảnh báo rủi ro tín dụng.
III. NHIỆM VỤ
1. Nhiệm vụ chung
- Tiếp tục tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 cùa Ban Bí thư; Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ; văn bản số 255-CV/HU ngày 19/8/2021 của huyện ủy; văn bản số 1486/UBND-NHCSXH ngày 10/9/2021 của Uỷ ban nhân dân huyện về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với tín dụng chính sách xã hội; Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 20/01/2022 của Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo về triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
- Tăng cường công tác phối hợp triển khai, mở rộng cuộc vận động vì người nghèo nhằm bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội; vai trò chù thể của người dân trong giám sát cộng đồng; thực hiện tốt công tác kiểm tra, nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội.
2. Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, phòng ban
2.1. NHCSXH huyện chủ trì, phối hợp các phòng, ban chủ động tham mưu, tổ chức thực hiện công tác huy động nguồn vốn nhằm nâng cao năng lực hoạt động và triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, cụ thể:
a) Công tác huy động nguồn vốn
- Thường xuyên rà soát nhu cầu vốn tín dụng chính sách của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn để trình cấp có thẩm quyền giao nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và đối tượng chính sách, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Ưu tiên bố trí chuyển đổi các nguồn vốn hỗ trợ ủy thác qua Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
- Tăng cường huy động, thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để bổ sung nguồn vốn cho vay, góp phần thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
b) Phối họp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, nguồn vốn h trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hp pháp khác... nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho người nghèo và đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
c) Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình chính sách tín dụng hiện hành để đề xuất, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế.
d) Triển khai đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích của NHCSXH phục vụ khách hàng.
e) Nâng cao năng lực quản lý và x lý nợ rủi ro, thu hồi vốn để quay vòng nhằm hỗ trợ tối đa các đối tượng chính sách, hỗ trợ sản xuất kinh doanh tháo gỡ khó khăn về nhu cầu tín dụng chính sách, phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống.
2.2. Phòng Tài chính Kế hoạch huyệnNHCSXH huyện tham mưu cho UBND huyện xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, cân đối nguồn kinh phí chuyển sang NHCSXH để tạo lập quỹ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, phấn đấu đến năm 2030 nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm ít nhất bằng 2% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện. Thực hiện rà soát, chủ động tham mưu cho UBND huyện tập trung các nguồn vốn thực hiện chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào một đầu mối là Phòng giao dịch NHCSXH huyện để ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo tính chất yêu cầu của từng nguồn vốn.
2.3. Các Phòng ban thuộc huyện: Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Dân tộc, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Kinh tế và Hạ tầng theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phổi hợp với cơ quan chức năng tham mưu cho UBND huyện triển khai công tác huy động, tập trung các nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội; tổng hợp công tác rà soát, phê duyệt đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi phù hợp mục tiêu của các Chương trình; lồng ghép việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; gắn kết các chương trình tín dụng chính sách xã hội với hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, đào tạo nghề, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2.4 Các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác
a) Tổ chức chính trị - xã hội các cấp nâng cao vai trò trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, quản lý tốt hoạt động tín dụng chính sách xã hội; làm tốt công tác nhận diện, xác nhận đối tượng vay vốn; kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay có hiệu quả.
b) Thường xuyên kiện toàn, cùng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn, nâng cao năng lực Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn.
2.5. UBND các xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
a) Phối hợp, lồng ghép việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Gắn kết các chương trình tín dụng chính sách xã hội với hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, đào tạo nghề, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã, sự tham gia, giám sát của trưởng các khối, bản trong việc quản lý nguồn vốn tín dụng trên địa bàn nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội.
2.6. Thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH huyện
a) Phát huy vai trò, trách nhiệm cùa thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội huyện trong việc chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện.
b) Chủ động cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nghị quyết và các nhiệm vụ được giao.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.
2.7. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị-xã hội triển khai, mở rộng cuộc vận động vì người nghèo nhằm bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH huyện thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thực hiện tín dụng chính sách xã hội; phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao các phòng, ban, thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, UBND cấp có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 trên địa bàn huyện theo Kế hoạch ban hành. Các cơ quan, phòng, ban được giao nhiệm vụ có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện (định kỳ hoặc đột xuất) gi về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để tổng hợp.
2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ch trì, là cơ quan đầu mối phối họp với các phòng, ban, thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, UBND cấp có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Thực hiện giám sát, kiểm tra, hưng dẫn và đôn đốc triển khai các nhiệm vụ được phân công của các cơ quan, đơn vị; đánh giá tiến độ thực hiện, tồn tại hạn chế, khó khăn vướng mắc, báo cáo UBND huyện để có biện pháp chấn chỉnh, tháo gỡ kịp thời.
- Định kỳ trước ngày 31/12 hàng năm, tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Chiến lược, gửi Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, UBND huyện theo quy định.
- Tham mưu cho UBND huyện tổ chức Hội nghị sơ kết vào năm 2025 và Hội nghị tổng kết vào năm 2030 để đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược.
Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Thủ trưng các phòng, ban, thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội huyện; Chủ tịch UBND cáctập trung chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, kịp thời có văn bản gửi về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để tổng hợp, báo cáo UBND huyện để xem xét, chỉ đạo./.
 

Tác giả: Web Quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Kỳ hạn gửi Lãi suất tối đa
Dưới 01 tháng 0,1
01 tháng 3,1
02 tháng 3,1
03 đến dưới 06 tháng 3,4
06 đến dưới 09 tháng 4,0
09 đến dưới 12 tháng 4,0
Từ 12 tháng trở lên 5,5
Cho vay hộ nghèo 6,6%/năm
Cho vay hộ cận nghèo 7,92%/năm
Cho vay hộ mới thoát nghèo 8,25%/năm
Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn 6,6%/năm
Cho vay người lao động là người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật 3,96%/năm
 Chi tiet
Ngân hàng số
Cuộc thị
Điểm giao dịch các xã, thị trấn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây